Bạn có kỳ vọng cho con học piano chuyên nghiệp không?
(1) Vì sao lại chọn piano cổ điển làm bộ môn nghệ thuật cơ sở cho con?;
(2) Con có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh không?;
(3) Vì sao trong giới nghệ thuật hay đề cao yếu tố “con nhà nòi”? ;
(4) Bạn có kỳ vọng cho con học chuyên nghiệp không?;
(5) Bạn đã có hiểu biết gì về bộ môn này và hiểu gì về phẩm chất chuyên môn (phẩm chất nghệ sĩ) của những nghệ sĩ – thầy giáo Piano cổ điển?;
(6) Vì sao rất nhiều gia đình cho con đi học piano nhưng dự án đã nhanh chóng đi tới phá sản?
Câu hỏi 4: Bạn có kỳ vọng cho con học chuyên nghiệp không?
Trả lời:
- Trong tập quán tư duy của người việt nam, khi nói cho trẻ khởi đầu học môn nghệ thuật gì, lập tức bạn sẽ được hỏi “học để sau là nhạc công à?” - nghĩa là: học để làm nghề! và thường kèm theo những bình luận đại khái: Nghề đấy hay /dở thế này thế kia… vân vân.
Học Piano để có được hiểu biết , để có phẩm chất nghệ thuật nhân văn trong tâm hồn
- Đây là một tập quán, lối nghĩa không đúng, bạn nên phải tự dỡ bỏ, Nhà giáo dục học vĩ đại người Mỹ John Dewey của thế kỷ 20, đã phát biểu một mệnh đề lớn, khái quát như sau: sự học có 4 giá trị trụ cột đó là:
1/ Học để hiểu biết;
2/ Học để chung sống (kỹ năng);
3/ Học để hướng thượng (hướng tới điều tốt đẹp Chân- Thiện- Mỹ)
4/ Học để làm nghề, kiếm sống (sinh tồn)!
- Bốn giá trị trụ cột ấy luôn có sự tương hỗ và chuyển hóa trong quá trình, do đó, theo ưu tiên thứ tự của John Dewey, bạn sẽ nhận được gợi ý quý giá rằng: HÃY cho con học Piano để có được hiểu biết /có phẩm chất nghệ thuật nhân văn trong tâm hồn về lâu dài,
- Không xác định học để trở thành nghề, đây là một nhận thức lớn để có được tâm thế người đồng hành bình tâm, khoan hòa và không đẩy áp lực ‘nghề sinh tồn – kiếm sống” lên tâm lý non nớt của trẻ, khiến bầu không khí tập luyện nhuốm mầu lo âu, nôn nóng đầy lo ngại của tâm trạng “bỏ trứng một rổ”.
- Sự nôn nóng, lo âu, căng thẳng của bố/mẹ trước câu hỏi “Không hiểu nó có thành nghề ngỗng gì không?”, lâu dần, tâm lý đầy áp lực của cha/mẹ bồi lên đứa trẻ sự căng thẳng triền miên… khiến việc học piano trở nên nặng nề khiên cưỡng, mệt mỏi mãn tính đến mức có trẻ phát sốt, hay đau bụng/buồn nôn... trước tiết học đàn, có trẻ phải nói dối vòng vo để trốn trả bài… Cuối cùng, cả thầy/trò cả cha/mẹ đều mệt mỏi rã rời…và việc bỏ học piano là thực trạng hiện hữu, chiếm tỷ lệ trên 95% số trẻ khởi đầu chọn học nhạc cụ này!
TRUNG TÂM NGHỆ THUẬT STAR MUSIC HÀ ĐÔNG
Dạy Piano & Organ Trẻ Em | Người Lớn (Thanh TN) | GV mầm non | Luyện thi ĐH, CĐ | Đào tạo thanh nhạc
Star Music Hà Đông: Hotline: 0977 552 319 - 0916 582 661
Cơ sở 1: P1508 - tòa nhà A3 - CC Học Viện Quân Y - Tổ 7 & 8 Phúc La - đường Phùng Hưng - quận Hà Đông - Hà Nội
Cơ sở 2: Tầng 3 - Trường mầm non Búp Sen Hồng - Tổ 9 - phường Mỗ Lao - quận Hà Đông - Hà Nội
Cơ sở 3: Trường mầm non KANGURU (Đối diện cổng trường cấp 2 Văn Yên) - Lô 2B - TT3 - KĐT Văn Quán - Hà Đông
Star Music Linh Đàm: Hotline - 0943 394 393
Cở Sở 4: P1410 - tầng 14 - tòa nhà HH3C - KĐT Linh Đàm - quận Hoàng Mai - Hà Nội
Website: http://starmusic.edu.vn
Email: starmusichadong@gmail.com
|