Vì sao trong giới nghệ thuật hay đề cao yếu tố “con nhà nòi”?

Vì sao trong giới nghệ thuật hay đề cao yếu tố “con nhà nòi”?

 

(1) Vì sao lại chọn piano cổ điển làm bộ môn nghệ thuật cơ sở cho con?;

(2) Con có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh không?;

(3) Vì sao trong giới nghệ thuật hay đề cao yếu tố “con nhà nòi”? ;

(4) Bạn có kỳ vọng cho con học chuyên nghiệp không?;

(5) Bạn đã có hiểu biết gì về bộ môn này và hiểu gì về phẩm chất chuyên môn (phẩm chất nghệ sĩ) của những nghệ sĩ – thầy giáo Piano cổ điển?;

(6) Vì sao rất nhiều gia đình cho con đi học piano nhưng dự án đã nhanh chóng đi tới phá sản?

Câu hỏi 3: Vì sao trong giới nghệ thuật hay đề cao yếu tố “con nhà nòi”?



Yếu tố con nhà nòi trong âm nhac

Luyện tập ngón, làm việc trên phím đàn theo cách thức quan sát và bắt trước

Trả lời:

- Khi tìm hiểu căn cội vấn đề để quyết định cho con học Piano, bạn thường được nghe một câu nói cửa miệng của nhiều người “À, môn ấy là môn dành cho con nhà nòi!” “Nghệ sĩ ấy là con nhà nòi!”… điều này ngụ ý đến tính truyền thống, tiếp nối trong gia đình (kiểu như trong nhà có bố/mẹ hay cô/dì/chú/bác) hoạt động trong lĩnh vực ấy. Như vậy, “con nhà nòi” trở thành một điều kiện (lợi thế) quan trọng để đứa trẻ có hay không cơ hội tinh tấn trên con đường rèn tập khổ luyện âm nhạc cổ điển!

-  Bạn cần nhận ra rằng, ngoài yếu tố tạo môi trường âm nhạc phong phú, dồi dào cho tâm thức trẻ được vùng vẫy trong đó, yếu tố “con nhà nòi” còn cho bạn một hiểu biết lớn, như sau:
 
+ Người học piano ở một góc độ nào đó, là người học nghề thủ công, đòi hỏi sự khéo léo, thuần thục. Có câu: "trăm hay không bằng tay quen", khác với học toán học văn… học piano (hay những nhạc cụ khác) người học trò (hay con cái) không chỉ lĩnh hội ở thầy tinh thần và lý thuyết… mà bắt buộc phải học ở thầy (hay cha/mẹ) sự thao tác, luyện tập ngón, làm việc trên phím đàn theo cách thức QUAN SÁT VÀ BẮT CHƯỚC! Đây là phương pháp học piano không có cách nào thay thế được.

+ Và, để bù lại việc thiếu hụt yếu tố “con nhà nòi” vốn có môi trường QUAN SÁT VÀ BẮT CHƯỚC từ cha/mẹ hay người thân trong gia đình; bạn nên chọn phương án tăng tiết học piano trong tuần cho con:

* Từ 5 - 6 tuổi con nên học piano là 4 - 5 tiết/tuần;

* Từ 6 - 10 tuổi con nên học piano là 3 - 4 tiết/tuần;

* Từ 11 tuổi đến nay: từ 2 - 3 tiết/tuần…

* Ngoại lệ, vào mùa nghỉ hè, số tiết có thể tăng lên, và mùa thi cao điểm ở trường phổ thông, số tiết có thể tạm thời giảm xuống chút ít.
 
+ Việc tăng thêm tiết học, giúp con bạn có thêm cơ hội QUAN SÁT VÀ BẮT CHƯỚC thầy giáo -  người nghệ sĩ pianist nhiều hơn, tương đương như yếu tố ‘con nhà nòi!”

 

TRUNG TÂM NGHỆ THUẬT STAR MUSIC HÀ ĐÔNG

Dạy Piano & Organ Trẻ Em  | Người Lớn (Thanh TN) | GV mầm non | Luyện thi ĐH, CĐ | Đào tạo thanh nhạc
 

Star Music Hà Đông: Hotline: 0977 552 319 - 0916 582 661

Cơ sở 1: P1508 - tòa nhà A3 - CC Học Viện Quân Y - Tổ 7 & 8 Phúc La - đường Phùng Hưng - quận Hà Đông - Hà Nội

Cơ sở 2: Tầng 3 - Trường mầm non Búp Sen Hồng - Tổ 9 - phường Mỗ Lao - quận Hà Đông - Hà Nội

Cơ sở 3: Trường mầm non KANGURU (Đối diện cổng trường cấp 2 Văn Yên) - Lô 2B - TT3 - KĐT Văn Quán - Hà Đông

Star Music Linh Đàm: Hotline - 0943 394 393

Cở Sở 4: P1410 - tầng 14 - tòa nhà HH3C - KĐT  Linh Đàm - quận Hoàng Mai - Hà Nội

Website: http://starmusic.edu.vn 

Email: starmusichadong@gmail.com