Hiểu biết của bạn thế nào về đàn piano và chuyên môn của bộ môn này?

 

(1) Vì sao lại chọn piano cổ điển làm bộ môn nghệ thuật cơ sở cho con?;

(2) Con có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh không?;

(3) Vì sao trong giới nghệ thuật hay đề cao yếu tố “con nhà nòi”? ;

(4) Bạn có kỳ vọng cho con học chuyên nghiệp không?;

(5) Bạn đã có hiểu biết gì về bộ môn này và hiểu gì về phẩm chất chuyên môn (phẩm chất nghệ sĩ) của những nghệ sĩ – thầy giáo Piano cổ điển?;

(6) Vì sao rất nhiều gia đình cho con đi học piano nhưng dự án đã nhanh chóng đi tới phá sản?

 Câu hỏi 5:  Bạn đã có hiểu biết gì về bộ môn này và hiểu gì về phẩm chất chuyên môn (phẩm chất nghệ sĩ) của những nghệ sĩ – thầy giáo piano cổ điển?

Trả lời:

- Quả thật, âm nhạc cổ điển - bác học ở việt nam chưa thật sự có tập quán trong tư duy và suy nghĩ của xã hội, nên nhận thức chung của xã hội về môn nghệ thuật này hết sức sơ sài.

 

Kiến thức về đàn piano cho trẻ em

Bạn nên xác định lộ trình rõ ràng: trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho trẻ


- Thật ra , để đứng trên vị trí người thầy – người nghệ sĩ pianist, quả là một quá trình khổ luyện, sáng tạo, tài năng và lao động cật lực lâu dài từ 15 - đến 20 năm và những thầy cô CÓ PHẨM CHẤT NGHỆ SĨ ĐÍCH THỰC lại thường được đào tạo rất bài bản từ bé/ hoặc từng tu nghiệp nhiều năm tại những trường và quốc gia hùng mạnh về bộ môn nghệ thuật này. Nếu ví những môn nghệ thuật là một bàn tiệc cho tâm hồn, thì văn chương là cơm tám giò chả, còn âm nhạc bác học là thứ rượu cô-nhắc được chưng cất lên men rất kỳ công!

- Người thầy- người nghệ sĩ pianist vừa là một trí thức giàu tính tư tưởng, đồng thời vừa là một người lao động chân tay cật lực/đổ mồ hôi và cả nước mắt rất nhiều trên những phím đàn; Họ phải rèn tập, khổ luyện bằng kỷ luật nghiêm khắc, làm việc bằng một tâm trí/thần kinh quân bình/tỉnh thức nhưng đồng thời lại phải có một trái tim lãng mạn rung động và thăng hoa của phẩm chất NGHỆ SĨ THẲM SÂU!

- Khi bạn thấu đạt điều này, tự đáy lòng bạn sẽ luôn mang tình cảm kính trọng , tôn vinh những người thầy/cô pianist mà mình chọn cho con học và những đồng nghiệp của họ. Tuyệt nhiên, chưa bao giờ khởi trong lòng ý nghĩ kiểu "Mình thuê thầy thì thầy phải có nhiệm vụ dạy con mình!". Thái độ tôn kính thầy cô và coi ÂM NHẠC BÁC HỌC LÀ MỘT TÔN GIÁO LỚN của bạn, có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tâm hồn và thái độ của con bạn đối với môn học: luôn coi đó là quan trọng, kính yêu thầy cô và tập luyện chuyên cần với nhiều nỗ lực!
 
- Đồng thời bạn cũng cần nhận ra tập quán thường nghĩ: “ Ừm , mình không cần con học để thành nghề, chỉ học cho BIẾT thôi!”. Hiện suy nghĩ này khá phổ biến trong phần lớn các bố/mẹ đang cho con học piano, và là một lối nghĩ nên thay đổi.
 
- Thực tế, trong cuộc sống cho bạn  hiểu rằng: “KHÔNG CÓ VIỆC GÌ LÀ DỄ DÀNG, với một môn học như piano cổ điển, để đạt được một thành tựu nào, dù khiêm nhường đến đâu, cũng không thể bắt đầu từ một lối tư duy chủ đạo thiếu hiểu biết “học để biết, để giải trí cho vui” - từ cách nghĩ sơ lược ấy, sẽ dẫn đến thái độ, ứng xử thiếu hiểu biết bản chất môn học/ thiếu nghiêm túc, do đó bố mẹ không đầu tư sự quan tâm đúng mức, không có tiếng nói chung đồng điệu với thầy cô của con mình, dẫn đến đứa trẻ không được nhận sự huấn luyện hoàn hảo và tâm huyết nhất!
 
- Do vậy, để con học piano bạn cần chuẩn bị một tâm thế rất nghiêm túc, có lộ trình rõ ràng: trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, như sau:

+ Hình thức học: một thầy - một trò - từ 4 - 5 tuổi đến 8 tuổi: Bạn hiểu rằng, tiềm năng hấp thụ âm nhạc của trẻ là rất lớn khi chúng ở tuổi thứ 4 (nghĩa là khi não bộ phát triển hoàn chỉnh và đang rỗng, tràn đầy nguyên khí trong trẻo). Bắt đầu cho trẻ tập rèn với âm nhạc cổ điển với người huấn luyện chuyên nghiệp, trên cây đàn chuyên nghiệp khi trẻ tròn 4 tuổi, là bạn đã biết cách tiết kiệm thời gian và công sức cho tương lai, vì sự bắt đầu sớm, cho phép trẻ tập dượt sớm, dần đưa trẻ đi vào hành lang của tiềm thức âm nhạc bên trong bản thể! Hơn nữa, nếu bắt đầu muộn hơn sau 10 tuổi, thì nhiều năng lực tiềm ẩn của trẻ do được đánh thức muộn... đã bị mai một, giảm theo tỷ lệ 20% mỗi năm (sau độ tuổi 10 tuổi), rất lãng phí! Giai đoạn này cô giáo sẽ giúp  con bạn thuần thục , đúng tư thế tay,  luyện tai nghe, nhạc cảm, những bài luyện và khúc nhạc ngắn theo giáo trình chuẩn chương trình sơ cấp của nhạc viện quốc gia. Lộ trình học piano của con bạn được co giãn theo sức học và tâm lý của bé, không bị áp lực nào của trường chuyên nghiệp, không nóng vội tập tác phẩmcông phu. Quãng thời gian này: mục tiêu là cùng cô rèn cho con  kỷ luật mềm, thông qua những bài luyện ngón.
 
+ Từ 9-10 tuổi, con sẽ được đầu tư cho tác phẩm, nhằm thúc đẩy con học có mục tiêu rõ ràng hơn. Lúc này con sẽ tỏ ra háo hức, hứng thú và bộc lộ rõ là một cô bé có phẩm chất nghệ thuật, và việc học piano/chơi piano từ đây đã có thêm mầu sắc của sự thư giãn, nghỉ ngơi sau những giờ học những môn văn hóa như toán lý hóa trên lớp…
 

TRUNG TÂM NGHỆ THUẬT STAR MUSIC HÀ ĐÔNG

Dạy Piano & Organ Trẻ Em  | Người Lớn (Thanh TN) | GV mầm non | Luyện thi ĐH, CĐ | Đào tạo thanh nhạc
 

Star Music Hà Đông: Hotline: 0977 552 319 - 0916 582 661

Cơ sở 1: P1508 - tòa nhà A3 - CC Học Viện Quân Y - Tổ 7 & 8 Phúc La - đường Phùng Hưng - quận Hà Đông - Hà Nội

Cơ sở 2: Tầng 3 - Trường mầm non Búp Sen Hồng - Tổ 9 - phường Mỗ Lao - quận Hà Đông - Hà Nội

Cơ sở 3: Trường mầm non KANGURU (Đối diện cổng trường cấp 2 Văn Yên) - Lô 2B - TT3 - KĐT Văn Quán - Hà Đông

Star Music Linh Đàm: Hotline - 0943 394 393

Cở Sở 4: P1410 - tầng 14 - tòa nhà HH3C - KĐT  Linh Đàm - quận Hoàng Mai - Hà Nội

Website: http://starmusic.edu.vn 

Email: starmusichadong@gmail.com