Những nguyên tắc cơ bản cần chú ý khi chơi đàn Organ

Những nguyên tắc cơ bản cần chú ý khi chơi đàn Organ

So với Piano có lẽ học chơi Organ sẽ đơn giản hơn, nhưng dù đơn giản để chơi loại đàn này cũng cần nguyên tắc của nó. Bước đầu chậm rồi nhanh dần nhưng phải đúng nhịp. Phải có sự kết hợp nhịp nhàng giữa mắt, tai và chân. Mắt luôn nhìn bản nhạc, tai nghe giai điệu và chân dậm theo nhịp. Cần lưu ý trước khi tập vào bài mới, bạn cần đọc bài đó một cách tổng quát cụ thể đó là nhẩm theo và đập nhịp nhiều lượt giai điệu của bài. Phải chú ý quan sát hóa biểu (khóa Sol- khóa Fa – dấu hóa- chỉ số nhịp v.v), cần quan sát và ghi nhớ vị trí của các nốt nhạc.
 
Nếu mới bắt đầu học bạn nên chia nhỏ bài ra làm nhiều đoạn, nhiều câu nhạc ngắn để tập đơn giản hơn và dễ ghi nhớ hơn. Khi luyện đàn, bạn cần chú ý ngón tay, dấu hóa, trường độ, dấu lặng…để không bị tập nhầm, tập sai để tiết kiệm thời gian cho việc sửa chữa.
 
 
 
Tập đàn Organ thường có 2 dạng: 
 
+ Đó là đánh 2 tay 2 khóa nhạc theo kiểu Piano
 
+ Dùng phần đệm hòa âm tự động của đàn.
 
Dạng đầu, đánh 2 tay rất khó vì vậy bước đầu bạn phải tập riêng từng tay một. Bạn nên chia nhỏ từng câu, từng đoạn để tập riêng. Chú ý đến ngón tay, các ký hiệu trên bản nhạc. Để dễ thuộc hơn bạn nên vừa đánh đàn vừa nhẩm giai điệu. Cho nào khó để chia nhỏ thì bạn hãy tập riêng nhiều lần. Đến khi cảm thấy tất cả các câu đều đã ổn thì việc của bạn bây giờ chỉ là ghép cả bài nhạc.
 
 
Tuy nhiên giai đạn hoàn thiện bản nhạc rất quan trọng, thường thì chúng ta hay sai về trường độ (chỗ quá nhanh- chỗ lại quá chậm).Bạn cần ghép dần từng đoạn nhạc với nhịp trống của đàn. Khi bạn thấy đã tập khá hơn rồi, lúc đó  bạn sẽ bắt tay vào xử lý sắc thái to nhỏ theo các ký hiệu trong bài.
 
Dạng thứ 2 là dùng phần đệm hòa âm tự động của đàn phần tay phải thì bạn tập giống như trên. Sau khi đã đánh thành thạo và ghép với nhịp trống thì bạn chuyển tiếp qua tập tay trái. Tay trái: Bạn nhấn hợp âm (tiếng piano) đồng thời bạn nhẩm giai điệu của tay phải. Sau giai đoạn này bạn mở giai điệu nên và hòa với tay phải.
 
 
Lưu ý:  Khi bạn nhấn các hợp âm đệm tay trái không nhất thiết phải bấm các hợp âm gốc, cần chuyển đổi các thể đảo của hợp âm để ngón tay trái không phải nhảy ra xa.
Thêm một điều bạn cần lưu ý đó là khi nhấn hợp âm ở tay trái bạn không nên giữ hợp âm mà nên bấm đệm ngắt để rồi sau đó bấm chuyển đổi sang các hợp âm khách được nhanh hơn và do tay trái còn phải thao tác xử lý bấm các nút dồn trống tự động (Fill) hoặc còn phải bấm đổi tiếng (voice).
 
Qua chia sẻ trên Star Music hy vọng bạn sẽ ghi nhớ các quy tắc cơ bản khi chơi đàn Organ. Và nếu bạn cần một giáo viên có kinh nghiệm hướng dẫn thì hãy đến với chúng tôi. Chúng tôi tự tin sẽ giúp bạn hoàn thiện kỹ năng chơi đàn Organ của mình.
 

 

TRUNG TÂM NGHỆ THUẬT STAR MUSIC HÀ ĐÔNG

Dạy Piano & Organ Trẻ Em  | Người Lớn (Thanh TN) | GV mầm non | Luyện thi ĐH, CĐ | Đào tạo thanh nhạc
 

Star Music Hà Đông: Hotline: 0977 552 319 - 0916 582 661

Cơ sở 1: P1508 - tòa nhà A3 -  Học Viện Quân Y - Tổ 7 & 8 Phúc La - đường Phùng Hưng - quận Hà Đông - Hà Nội

Cơ sở 2: Tầng 3 - Trường mầm non Búp Sen Hồng - Tổ 9 - phường Mỗ Lao - quận Hà Đông - Hà Nội

Cơ sở 3: Trường mầm non KANGURU (Đối diện cổng trường cấp 2 Văn Yên) - Lô 2B - TT3 - KĐT Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội

Star Music Linh Đàm: Hotline - 0943 394 393

Cở Sở 4: P1410 - tầng 14 - tòa nhà HH3C - KĐT  Linh Đàm - quận Hoàng Mai - Hà Nội

Website: http://starmusic.edu.vn 

Email: starmusichadong@gmail.com