Hướng dẫn học đàn Organ

Hướng dẫn học đàn Organ

Kinh nghiệm học đàn organ cho bé thông mình  ngay từ nhỏ. Vì trẻ em được học đàn sẽ có chỉ số thông minh cao hơn so  với những trẻ không được học đàn. Khoa học đã chứng minh.

Thính giác của trẻ em phát  triển nhanh  giữa khoảng 4 - 6 tuổi, việc tiếp xúc với nhạc cụ sớm có  thể giúp trẻ  cảm nhận tốt về âm nhạc cũng như tác động về mặt hình  thành nhân cách.  Chọn mua và cho trẻ chơi đàn organ  cũng là một cách chọn lựa tốt để giáo  dục trẻ.

 

A - Cách chọn mua đàn Organ phù hợp:

- Hiện nay với cuộc sống ngày được cải thiện thì việc mua cho con bạn một cây đàn Organ quả là không có gì khó khăn. Quan trọng là cách chọn  cho trẻ  đàn organ  nào hợp lý, có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng như: Kawai, Casio, Yamaha, Roland, .... Nhưng theo một số người dạy nhạc cũng như các  phụ huynh từng cho con em học đàn Organ ,  không nên quá tập trung vào  thương hiệu khi chọn đàn cho trẻ.

- Nên chọn  những cây đàn Organ có chức năng  phù hợp, để trẻ tập làm quen với những tính  năng trên đàn Organ. 

- Nếu cha  mẹ có điều kiện thì nên chọn cho trẻ những cây đàn tốt, nếu  chọn loại  đàn quá đơn giản sẽ không tạo hứng thú cho trẻ khi học tập  cũng như  những lúc chơi đàn.

- Theo nhiều người hiểu biết về đàn organ điện tử,  phần đông họ có nhận định chung, có 2 loại đàn được phụ huynh  chuộng mua hơn cả, đó là Yamaha và Casio

- Đặt ra nhu cầu muốn mua cây đàn cho em bé 4 tuổi bắt đầu tiếp xúc với   âm nhạc, người bán sẽ tư vấn cho bạn mua loại nào để phù hợp với nhu cầu vừa học, vừa chơi của bé. Thông thường người bán cũng không lòe khách hàng, giới thiệu những loại đàn quá cao cấp, không cần thiết với   bé bắt đầu học đàn bởi họ biết phụ huynh sẽ không bao giờ chi cho những   cây đàn giá 7 - 10 triệu đồng, vừa phí phạm và vừa không cần thiết với nhu cầu thực tế.

Người bán sẽ giới thiệu những cây đàn vừa phải, giá  dao  động 3 - 4 triệu đồng, thậm chí có những loại Casio giá trên 2  triệu  đồng, tất nhiên đàn chỉ có một số chức năng đơn giản quá sẽ gây  nhàm  chán khi bé học đàn.

+ Đàn Yamaha PSR VN300 được  xem là phù hợp với bé bắt  đầu học đàn vì có tích hợp sẵn các bài hát  quen thuộc tiếng Việt, giúp bé cảm thụ âm nhạc tốt hơn, giá từ 3,7 đến 4  triệu đồng, tùy theo nơi bán. Còn rất  nhiều model đàn Yamaha khác như  PSR E223, PSR E423, PSR E233 và PSR E333 là những model mới tung ra thị trường, giá cả cũng không cao chỉ từ 3, 5 - 4,5 triệu đồng.

+ Đàn Casio, một số loại vừa tầm với việc bắt đầu học của trẻ như Casio CTK2100, Casio LK270 thuộc loại bán chạy trong số các model Organ danh cho trẻ, vì có chức năng dạy cho trẻ tập đánh đàn, phím có cảm ứng đèn, có tích hợp sẵn khoảng hơn 100 bài hát tiếng Việt và tiếng Anh để trẻ tập đệm theo...

- Khi đã mua đàn cho trẻ, không nên mua đàn cũ. Tuy rẻ hơn 20 - 30% nhưng các loại đàn cũ hay bị trục trặc như liệt phím, hỏng phần mềm hoặc các phím chức năng, rất khó hình thành nơi trẻ ý thức bảo vệ đàn ở bước đầu học và tập chơi. Hy vọng với một số chia sẻ kinh nghiệm như trên các phụ huynh sẽ chọn cho con mình một cây đàn phù hợp

B - Đôi nét cơ bản khi chơi đàn Organ

1. Chọn tiết tấu đệm (Yamaha gọi là Style, Casio gọi là Rythm): Trước tiên bạn hãy xem số của điệu ở trên màn hình của đàn, bấm nút Style (Rythm) rồi bấm số trên bảng số (hoặc dùng vòng quay, hoặc dùng dấu (+) hoặc dấu (-)) để chọn

2. Chọn âm sắc (tiếng nhạc cụ - Yamaha gọi là Voice, Casio gọi là Tone): Trước tiên các bạn hãy xem số của Voice (tone) ở trên màn hình của đàn, bấm nút Voice (hoặc Tone) và bấm số trên bảng số (hoặc dùng vòng quay, hoặc dùng dấu (+) hoặc dấu (-)) để chọn

3. Chọn tốc độ nhanh chậm (Tempo): Các bạn bấm nút Tempo sau đó bấm dấu cộng (+) tăng và dầu trừ (-) giảm trên bảng số hoặc quay vòng quay để chọn. Các bạn nhớ quan sát trên màn hình hiển thị để chọn đúng tốc độ. Thông thường thì

cách làm như trên, nhưng cũng có những loại đàn bút Tempo tách riêng khỏi bảng số

4. Chọn chế độ đệm cho tay trái: Thông thường cả Yamaha và casio đều cho chúng ta lựa chọn 1 trong 2 chế độ bàn phím như sau:

a - Chơi toàn bàn phím như đàn Piano cơ: Đây là chế độ mặc định khi ta bật đàn lên

b - Chế độ đệm nhạc tự động (Accompaniment) dùng cho tay trái. Ta khởi động chế độ đệm tự động bằng cách bấm nút ACMP ON/OFF. Sau đó ta chọn một trong các kiểu đệm như sau:

- Single: Chế độ đệm ngón đơn dành cho các cháu mới tập: VD: Chỉ cần bấm hợp âm Đô trưởng (C) bằng một nốt đô bên tay trái.

- Fingered: Chế độ đệm tay trái bằng cách bấm hợp âm từ 3 ngón trở lên dành cho những cháu đã học lâu hơn. VD: Để bấm hợp âm Đô trưởng (C) các cháu phải bấm đủ cả 3 nốt (Đo, Mi, Sol) ở tay trái.

- Full key: Chế độ bấm hợp âm toàn bàn phím ở bất kỳ vị trí nào (chỉ sử dụng cho kiểu bấm ngón kép)

- Fingred on Bass: bấm hợp âm trên với âm Bass tay trái (ít dùng)

 

 

5. Ghi nhớ Style (Rhythm, Tiết tấu), Voice (Âm sắc, Tone), Tempo  (Tốc độ)  vào bộ nhớ (Registration Memory – Bank tiếng):

Mục  đích của chức năng này giúp một người đang trong quá trình chơi đàn,  đồng thời có thể chuyển đổi các thông số trên một cách thuận tiện, nhanh  gọn bằng cách bấm vào bộ nhớ 1 nút (One Touch) mà không cần phải bấm  điều chỉnh nhiều nút khác nhau. Thông thường những dòng đàn thấp của cả  Yamaha và Casio đều có thể ghi được 4 vị trí trên một Bank tiếng (có  những loại chỉ có 2 vị trí như PSR295 của Yamaha).

Những đàn hiện đại có  đời từ PSR1000 của Yamaha trở lên có thể ghi cùng lúc 8 nhạc cụ trên 1  bank tiếng. Có nghĩa các bạn có thể biểu diễn tác phẩm như một dàn nhạc  chuyên nghiệp thực thụ .

Cách ghi nhớ thông thường: Sau khi đã chọn xong  tất cả các thông số về Style (Rymth), Tempo, Transpose (đổi giọng),  Voice (Tone) các bạn bấm nút Memory giữ lại và bấm tiếp vào vị trí 1  trên bank tiếng, làm tương tự với các vị trí khác (2,3,4). Thông thường  bank tiếng nằm ngay giữa và dưới màn hình. Ngoài ra các bạn cũng nên bật  chức năng Freeze (khóa cứng bank tiếng) nếu trong bài của các cháu chỉ  dùng 1 điệu, 1 tốc độ, 1 giọng. Hãy bỏ chức năng này để ghi cụ thể từng  vị trí 1,2,3,4 với từng thông số Style (Rymth), Tempo, Transpose (đổi  giọng), Voice (Tone) khi chơi những bài phức tạp có nhiều trường đoạn  khác nhau như Người Hà Nội, Du kích sông Thao, Đường chúng ta đi v.v…  Các bạn nên lưu ý động tác ghi nhớ vào bank tiếng sẽ là thao tác sau  cùng của việc chỉnh đàn ! Tiếp tục bật nút Sync Start, khi thấy đèn báo  trên màn hình nhấp nháy là ta đã có thể chơi được.

Việc chọn Voice, Style, Tempo, kiểu đệm tay trái tùy theo từng bài,  và theo ý đồ của các thầy cô giáo, nên các bạn có thể đề nghị các thầy  cô ghi cụ thể vào vở học, vào từng bài để học viên căn cứ vào đó điều  chỉnh các thông số cần thiết cho việc chơi tác phẩm âm nhạc trên đàn  Organ.

6. Chỉnh các hiệu ứng âm thanh (Voice effect)

- Touch Reponser: Đây là chế độ “Phím sống”. Theo quan  điểm của tôi chế độ này nên bật thường xuyên trong tất cả mọi trường hợp  để ngón tay quen chơi với sự tinh tế nhất. Chế độ này đặc biệt hiệu quả  khi chơi các tác phẩm Piano.

- Sustain: Đây là chế độ tạo tiếng vang ngân dài cho  các nốt nhạc được chơi. Tuy vậy các bạn không nên sử dụng chế độ này vì  việc ngân vang không chủ động, mà nên sử dụng Pedal vang mua rời cắm ở  mặt sau của đàn và sử dụng bằng chân để tạo hiệu quả âm thanh vang tốt  hơn, chủ động như khi chơi trên đàn Piano thật.

- Dual Voice (trên Casio là chế độ tiếng Layer): Đây là  chế độ hoà tiếng, pha trộn các loại tiếng nhạc cụ khác nhau. Tuỳ tính  chất của từng bài, từng đoạn mà chọn cho phù hợp để tạo hiệu quả âm  thanh cao nhất, độc đáo, hấp dẫn người nghe. Khi có kinh nghiệm trong  việc cân chỉnh âm thanh, sẽ tạo ra nhiều tiếng như đàn bầu, sáo nhị v.v…  từ các nhạc cụ phương Tây.

- SlitVoice: Đây là chế độ chia bàn phím, khi chế độ  này bật, bàn phím của đàn sẽ được chia làm 2 phần riêng biệt với 2 loại  tiếng nhạc cụ (Voice) khác nhau.

- Harmony: Đây là chế độ tạo hoà âm (có thể làm tiếng  đàn “dày” hơn với việc đàn sẽ tạo thêm một số nốt ở các quãng khác, hoặc  chơi tremolo v.v….)
 

TRUNG TÂM NGHỆ THUẬT STAR MUSIC HÀ ĐÔNG

Dạy Piano & Organ Trẻ Em  | Người Lớn (Thanh TN) | GV mầm non | Luyện thi ĐH, CĐ | Đào tạo thanh nhạc
 

Star Music Hà Đông: Hotline: 0977 552 319 - 0916 582 661

Cơ sở 1: P1508 - tòa nhà A3 - CC Học Viện Quân Y - Tổ 7 & 8 Phúc La - đường Phùng Hưng - quận Hà Đông - Hà Nội

Cơ sở 2: Tầng 3 - Trường mầm non Búp Sen Hồng - Tổ 9 - phường Mỗ Lao - quận Hà Đông - Hà Nội

Cơ sở 3: Trường mầm non KANGURU (Đối diện cổng trường cấp 2 Văn Yên) - Lô 2B - TT3 - KĐT Văn Quán - Hà Đông

Star Music Linh Đàm: Hotline - 0943 394 393

Cở Sở 4: P1410 - tầng 14 - tòa nhà HH3C - KĐT  Linh Đàm - quận Hoàng Mai - Hà Nội

Website: http://starmusic.edu.vn 

Email: starmusichadong@gmail.com