Nhạc lý cơ bản cho piano và organ P.2

Nhạc lý cơ bản cho piano và organ P.2

Quay lại những vấn đề liên quan đến Nhạc lý cơ bản cho piano và organ  mà  phần 1 ta đã nói, ở phần 2 các bạn sẽ được Star Music đi sâu hơn về CAO ĐỘ

 

>> Nhạc lý cơ bản cho piano và organ P.1

>> Nhạc lý cơ bản cho piano và organ P.3


Cao độ gồm có: ÂM, QUÃNG, HỢP ÂM, THANG ÂM.

1. ÂM:

Mỗi phím đàn là một ÂM. NỐT NHẠC là âm có xác định chi tiết về cao độ. VD ÂM ĐÔ, có những NỐT NHẠC (NỐT) là "ĐÔ ở quãng tám trầm, ĐÔ ở quãng tám thứ nhất, ĐÔ ở quãng tám thứ 3..."..., đàn Piano có bẩy quãng tám đủ và hai quãng tám thiếu ở hai đầu → ta có 8 NỐT ĐÔ
 

Dấu tròn. 7 quãng 8 đủ

Nhạc lý cơ bản cho piano - Các nốt C1, C2... đến C8... Đánh dấu tròn.
7 quãng 8 đủ bắt đầu từ các nốt C (đánh dấu tròn) đến nốt B



- 7 phím trắng của Piano là 7 ÂM (NỐT NHẠC) cơ bản, 5 phím đen đó là những ÂM (NỐT NHẠC) mở rộng. Cách gọi là "tên nốt cơ bản” + “phần mở rộng (thăng, bình - hoàn, giáng)"...

Dấu hóa bất thường

Nhạc lý cơ bản cho piano - Dấu hóa bất thường

Dấu hóa theo khóa

Nhạc lý cơ bản cho piano - Dấu hóa theo khóa

Dấu hóa theo khóa                    hoặc                 Dấu hóa theo khóa

 

- Hai kiểu sử dụng dấu hóa trên Star Music sẽ nói chi tiết ở đoạn sau. “Dấu hóa” thì không khác gì nhau, chỉ là “cách sử dụng” khác nhau. Đến đoạn cần sử dụng mới giải thích chi tiết.

- Trùng Âm: Chỉ là cách ghi khác nhau nhưng cao độ của âm là một. VD: C = Dbb (Rê giáng kép), C# = Db, D = Cx (Đô thăng kép), E# = F, F = Eb...

2. QUÃNG:

- Quãng là cấu tạo bởi 2 âm.

- Hiểu về Quãng để "xây dựng Thang Âm" và "Hợp Âm".

- Cứ 2 âm kết hợp với nhau thì thành một quãng..., hai âm này có thể cùng nhau phát ra hoặc âm kêu trước chưa im lặng thì âm sau đã đè vào...

2 âm kết hợp với nhau thì thành một quãng


Nhạc lý cơ bản cho piano - 2 âm kết hợp với nhau thì thành một quãng

Tính theo phím trắng của đàn Piano →

● 2 phím liền kề nhau (ko cách nhau phím nào) gọi là "quãng 2",

● Cách nhau một phím gọi là "quãng 3",

● Cách nhau hai phím gọi là "quãng 4",

● Cách nhau ba phím gọi là "quãng 5"..., đó là về SỐ LƯỢNG...

● Còn về mặt CHẤT LƯỢNG (hình tượng) thì người ta thêm vào "giảm, thứ, đúng, trưởng, tăng", là tính thêm 5 phím đen của Piano... để phân biệt "quãng 2 trưởng (viết ký hiệu là 2T)" với "quãng 2 thứ (viết ký hiệu là 2t)", "quãng 3 trưởng (3T)", "quãng 3 thứ (3t)",...v.v... → tính tất cả "phím đen, trắng" và ko phân biệt "đen/trắng" nữa, chỉ tính là "phím"... thì →

+ 2 phím liền kề nhau là "quãng 2t (q 2t)",

+ Cách nhau 1 phím là "quãng 2T (q 2T)",

+ Cách nhau 2 phím là "q 3t",

+ Cách nhau 3 phím là "q 3T”

+ ...v.v...

- Mở rộng hơn một chút, các cách gọi... VD: 2 tăng (2Tg), 3 giảm (3gi)... thực ra, bản chất chỉ là "trùng âm"; "2Tg = 3t", "3gi = 2T"... Chỉ có ở phạm vi "q4, q5" thì có giá trị thực sự là "tg, gi"...

 

LƯU Ý TẦM TỔNG QUAN:

- Cái này gọi là TRÙNG QUÃNG sự TRÙNG này ko phải chỉ có ở "quãng", vì "quãng" là phần tử của "Hợp Âm (chord)" và "Thang Âm (scale, âm giai, gam giọng...:-j...), nhỏ hơn QUÃNG là “TRÙNG ÂM" nên → hiểu rõ ràng về mấy vụ trùng âm của "Hợp Âm" hay "Thang Âm" thì cũng là "chuyện thường tình ở xã"... chứ cũng chưa đạt được cái tầm "huyện, tỉnh, thành phố..."...:-j... → hiểu hết nội dung ở đây, mong rằng người ta sẽ ko cần "hỏi vớ va vớ vẩn... kiểu như tại sao nốt nhạc (tab, bản nhạc, tay đàn,...) như thế này mà MỖI NƠI CHỈ MỘT KIỂU...???... hay cãi vã nhau rằng... Thế này nghĩa là hợp âm này chứ ko phải là hợp âm kia...:-j...".

- Có 12 âm thanh (12 phím đàn piano) → ta sẽ có rất nhiều quãng..., nhưng trực tiếp liên quan đến "hợp âm", "thang âm" thì cũng chỉ hay dùng đến các quãng 5 trở xuống...

 

3. HỢP ÂM:

- Hợp âm ít nhất là cấu tạo bởi 3 âm

- Có nhiều cách để xây dựng Hợp Âm, vậy nên có nhiều "cách hiểu" về cùng một "đối tượng: Hợp Âm".

- Cách hiểu thứ nhất: Hợp âm được tạo ra từ các Bậc của Thang âm... Trong ứng dụng với nhạc Pop, người ta xây dựng bản nhạc dựa trên một chuỗi hợp âm, gọi là "vòng hòa âm". "Vòng hòa âm" này thường căn cứ vào "thang âm"... Chi tiết như nhau...

● Lấy Bậc I, Bậc III, Bậc V của thang âm ra chồng lên nhau sẽ được “Hợp Âm 3 (HÂ 3)”; Lấy Bậc I, Bậc III, Bậc V, Bậc VII của thang âm ra chồng lên nhau sẽ được “Hợp Âm 7 (HA 7)”

Nhạc lý cơ bản cho piano - Ô bên trái là Thang Âm (scale)

Nhạc lý cơ bản cho piano - Ô bên trái là Thang Âm (scale)



● Cứ chồng quãng lên bất kể Bậc nào...:

Nhạc lý cơ bản cho piano - Thang âm nốt mầu xanh lam (scale)

Nhạc lý cơ bản cho piano - Thang âm nốt mầu xanh lam (scale)

● Tính cả nốt mầu “xanh lam” lên 2 âm trên... thành 3 âm... thì là HA 3.

● Tính cả nốt mầu “xanh lam” lên 3 âm trên... thành 4 âm... thì là HA 7

 

- Ứng dụng thì thường dùng "cách hiểu thứ nhất"... Bởi vì "nhạc và lời" của bản nhạc Pop là "thang âm" → xây dựng "vòng hòa âm" để làm "phần đệm" phải ăn khớp, dựa trên nền tảng là "thang âm (dùng để viết giai điệu "nhạc và lời")" → với một bài hát được viết bằng “thang âm nốt mầu xanh lam”, nếu lấy các HÂ này để “viết phần đệm” (sắp xếp "vòng hòa âm" hợp lý...) thì ko bao giờ phải “nghe thử xem nó có NGƯỢC TAI hay ko...”

Mời các bạn cùng theo dõi tiếp Nhạc lý cơ bản cho piano và organ P.3 cho cách hiểu thứ hai về CƯỜNG ĐỘ

 

TRUNG TÂM NGHỆ THUẬT STAR MUSIC HÀ ĐÔNG

Dạy Piano & Organ Trẻ Em  | Người Lớn (Thanh TN) | GV mầm non | Luyện thi ĐH, CĐ | Đào tạo thanh nhạc
 

Star Music Hà Đông: Hotline: 0977 552 319 - 0916 582 661

Cơ sở 1: P1508 - tòa nhà A3 - CC Học Viện Quân Y - Tổ 7 & 8 Phúc La - đường Phùng Hưng - quận Hà Đông - Hà Nội

Cơ sở 2: Tầng 3 - Trường mầm non Búp Sen Hồng - Tổ 9 - phường Mỗ Lao - quận Hà Đông - Hà Nội

Cơ sở 3: Trường mầm non KANGURU (Đối diện cổng trường cấp 2 Văn Yên) - Lô 2B - TT3 - KĐT Văn Quán - Hà Đông

Star Music Linh Đàm: Hotline - 0943 394 393

Cở Sở 4: P1410 - tầng 14 - tòa nhà HH3C - KĐT  Linh Đàm - quận Hoàng Mai - Hà Nội

Website: http://starmusic.edu.vn 

Email: starmusichadong@gmail.com