Nhạc lý cơ bản cho piano và organ P.3

Nhạc lý cơ bản cho piano và organ P.3

>> Nhạc lý cơ bản cho piano và organ P.2

>> Nhạc lý cơ bản cho piano và organ P.1

Cách hiểu thứ hai:

 

Hợp Âm được xây dựng từ "các âm" cách nhau "các quãng"..., nghĩa là xây dựng ĐỘC LẬP với Thang Âm. Cách hiểu này mang tính chất lý thuyết, liệt kê, công thức... Nếu ỨNG DỤNG thì nên dùng cách hiểu thứ nhất, còn để mà HIỂU BẢN CHẤT ĐỂ XÂY DỰNG "HỢP ÂM (ko phải vòng hoà âm)"... thì nên hiểu theo cách hiểu thứ hai.

 

* Chi tiết về cách hiểu thứ hai này như sau:

- Nhạc cổ điển có nhiều loại hợp âm, nhưng các loại hợp âm nổi tiếng thì có Hợp âm 3, hợp âm 7 và các "thể đảo" của 2 loại hợp âm trên. Phần còn lại thì là những "Hợp âm ko nổi tiếng", thì cũng nhiều... Cấu tạo những hợp âm này như sau:

+ Hợp âm 3 trưởng gồm 3 âm. Âm thứ nhất cách âm thứ hai một q 3T, âm thứ hai cách âm thứ ba một q 3t. VD: Hợp âm C (gồm có 3 âm C E G), HÂ C# (C# E# G#), HÂ D (D F# A#), "HÂ D# (D# Fx A#) - Fx là F thăng kép", E (E G# B)...v.v...
 

Hợp âm 3 trưởng

- Đó là viết MÁY MÓC theo kiểu "chồng quãng", còn theo đúng cách "ký hiệu hợp âm", thì những gì phức tạp quá VD Fx của HÂ D# thì sử dụng sự TRÙNG ÂM đổi thành Eb (Eb G Bb)

 

 

- Hợp âm 3 thứ gồm 3 âm. Âm thứ nhất cách âm thứ hai một q 3t, âm thứ hai cách âm thứ 3 một q 3T. VD: Tương tự như VD của HÂ 3T.

- Hợp âm "Trưởng 7" là 3 âm của HÂ 3T, cộng thêm một q 3t → là 4 âm.

- Hợp âm "Thứ 7" là 3 âm của HÂ 3t, cộng thêm một q 3t → là 4 âm.

- Chúng ta cùng thừa nhận đến lúc này "HA Trưởng 7 và Thứ 7 là cộng thêm q 3t"...

. Tất cả những điều vừa nêu trên... là HỢP ÂM KHÔNG ĐẢO. Ở đây KHÔNG ĐƯỢC hiểu lầm cụm từ: "HỢP ÂM KHÔNG ĐẢO" với thuật ngữ: "HỢP ÂM THUẬN", cũng như cụm từ: "HỢP ÂM ĐẢO (thuật ngữ THỂ ĐẢO)" với thuật ngữ: "HỢP ÂM NGHỊCH"..., đó là những vấn đề khác nhau...

 

HỢP ÂM ĐẢO (THỂ ĐẢO):


- Chỉ đơn thuần là thay đổi vị trí các âm của HÂ KO ĐẢO... → nhiều cách ghi HÂ "hiện nay" thực ra chỉ là THỂ ĐẢO của HÂ 3, HÂ 7 của "cách hiểu cổ điển" mà thôi, chứ ko phải là "những hợp âm khác nhau".

VD: HÂ B7 và D/F# là một, D/F# là "thế đảo" của B7, HÂ C/E là "thế đảo" của HÂ C, tất nhiên đây là hiểu rộng ra... Cách ký hiệu bằng chữ kiểu này là cách ký hiệu của nhạc Popular... và cách ký hiệu này có "cách hiểu" khá độc lập so với kiểu ghi của nhạc cổ điển.

- Quay lại "THỂ ĐẢO" là như sau:

Thế đảo

- Ở đây chỉ có 2 thể đảo như thế thôi vì nếu “đảo âm E” đo quãng tám khác thì không còn giữ được “cụm hai nốt kết hợp thành một quãng 3” nữa → mất tính chất HỢP ÂM.

VD trên: “HÂ B7 và HÂ D/F#” với “HÂ C và HÂ C/E

 

 

- Do tính chất của đàn Guitar nên các thế tay đặt trên đàn hầu hết là dùng “thế đảo”...

 

TÓM LẠI VỀ HỢP ÂM.

● Có 2 cách hiểu về Hợp Âm là:

- Cách hiểu thứ nhất: Hợp âm được tạo ra từ các Bậc của Thang âm”, cách này mang nặng tính thực hành, ứng dụng…

- Cách hiểu thứ hai: Hợp Âm được xây dựng từ "các âm" cách nhau "các quãng"”, cách hiểu này mang tính lý thuyết, hoàn toàn “ăn vào” lý thuyết Âm nhạc Cổ điển có thể coi là bản chất của cấu tạo hợp âm, dùng để phân tích nhiều hơn…

● Ngoài ra là cách ký hiệu hợp âm theo kiểu Popular… Đây là cách “ký hiệu” mà thôi, chứ bản chất của cấu tạo thì nó chính là nội dung “cách hiểu thứ hai”.

4. THANG ÂM (ÂM GIAI, SCALE,...):

 

- Được Cấu tạo bởi nhiều âm.

- "Thang âm" có một "Âm chủ" và các âm còn lại sẽ "cách nhau" bởi các "quãng", "âm trước" cách "âm sau (liền kề sau)" bởi "quãng".

- Nếu "Liệt kê" ra hoặc tính theo "Lịch sử âm nhạc" thì các "thang âm" là "khác nhau" nhưng nhìn trên phương diện "lý luận" thì thực ra là không khác nhau nhiều lắm..

* Ở đây, Star Music Hà Đông chỉ "liệt kê" ra những "vấn đề hiểu lầm, hiểu sai,..." mà chúng tôi gặp qua

● Trước tiên, ta cần phân biệt "Musical Scale" với "Musical Mode":

- "Musical Scale" là cách gọi TỔNG QUAN về một "đối tượng" trong Âm nhạc,

- "Musical Mode"...>:)... là cách gọi "bớt tổng quan hơn" một chút...:-j... Nghĩa là "Musical Scale" nói về sự sắp xếp nhiều âm theo thứ tự các quãng nhất định, còn khi "Lý thuyết âm nhạc" phân định rõ ràng hệ thống các "Scale" và đặt tên cho mỗi "Scale", "nhóm Scale"... thì đó là "Musical Mode".

- Chủ yếu, người ta có "Musical Scale" là để phân biệt các đối tượng "Note", "Interval", "Chord"... cũng như nhìn nhận chung là một "danh từ" cho việc phân biệt "dòng nhạc này với dòng nhạc khác Còn "Musical Mode" là để phân biệt các "Scale". VẬY NÊN, CÁI CẦN NÓI CHI TIẾT hiện nay là MUSICAL MODE.

- Để ứng dụng vào chuyện "chơi nhạc Popular"..., thì ta chỉ cần biết rất rõ về "thang âm trưởng, thứ (Tự nhiên, Hòa thanh, giai điệu)..., có 7 âm... Gọi là "thang 7 âm", tiếng Tây gọi là Chromatic và Diatonic... Khi bớt âm đi thì thành "thang 5 âm", tiếng Tây gọi là Petatonic. Chi tiết hơn một chút thì là các nhóm liên quan, mở rộng từ Diatonic, cũng như Petatonic...v.v... Vậy nên ta chỉ cần "hiểu sâu sắc" về "VÀI thang âm THÔNG DỤNG, NỔI TIẾNG... để lấy đó làm nền tảng, suy luận, tính toán ra các thang âm khác (rất ít khi cần dùng đến)...

- "Chromatic", người ta hay gọi là "Chromatic và Diatonic bởi vì thực ra hai cái này là một. Diatonic gồm có "7 âm cơ bản (phím trắng của đàn Piano)" còn Chromatic là "7 âm cơ bản (phím trắng...)" đó và "các âm có sử dụng dấu hóa #, b (phím đen của đàn Piano)". Ở đây có "Trưởng/thứ tự nhiên" → "Trưởng/thứ hòa thanh và Trưởng/thứ giai điệu". Từ đó "bớt âm đi" để thành "thang âm ngũ cung (pentatonic). Tất cả những Diatonic còn lại đều không cần nhớ..., mà dựa trên nguyên tắc xây dựng thang âm để mà xây dựng lên

 

● Thang Âm trưởng/thứ tự nhiên:

 

- Số lượng âm 7 âm. Gọi là "7 âm" là gọi theo tính chất của thang âm, còn khi đưa vào "lý thuyết" để tính toán thì phải gọi là "7 bậc (Bậc I là Âm chủ hay còn gọi là Chủ âm"..., bởi vì có những trường hợp trong tính toán..., "một âm" lại được xếp vào "nhiều bậc khác nhau". Xây dựng bởi 7 âm, cách nhau các quãng theo thứ tự như sau.

+ Thang âm trưởng: 2T, 2T, 2t, 2T, 2T, 2T, 2t,..

Phần tô mầu xanh là phần hiệu quả của dấu hóa

Ở ảnh dưới..., cũng chính là giai điệu này nhưng được chuyển sang dấu hóa theo khóa để phân biệt rõ hiệu quả của 2 kiểu sử dụng dấu hóa...

■  Dấu hóa theo khóa: Vẫn là giai điệu đó → vẫn là những nốt G đó nhưng dấu hóa là “dấu hóa theo khóa”... → hiệu quả của dấu hóa khác hoàn toàn


 

- Trong khuôn khổ "hệ thống về Nhạc lý cơ bản" này... thì... Để sử dụng vào viết, tính toán về "Thang âm" thì người ta sử dụng "dấu hóa theo khóa". "Dấu hóa theo khóa" có giá trị trong toàn bộ BẢN NHẠC hoặc có giá trị đến ĐOẠN NHẠC có thay đổi "bộ dấu hóa khác"... Đây chính là cái mà "nhân gian" hay gọi nôm na là "chuyển giọng, chuyển điệu, chuyển gam..."... Chính xác ra là "chuyển giọng" là "chuyển hệ thống cao độ", "chuyển điệu" là "chuyển hệ thống tiết tấu"

- Các VD về Thang âm trưởng tự nhiên, trưởng hòa thanh, trưởng giai điệu. Xem lại phần “Khóa” và “bộ dấu hóa” ở trên

+ Bắt đầu từ âm C, xây dựng thang âm theo quãng...

Trưởng hòa thanh: Hạ bậc VI xuống quãng 2t

Trưởng giai điệu: Hạ bậc VI, VII xuống quãng 2t khi chạy “chiều đi xuống”,

...từ đó, bớt âm đi thành “ngũ cung (Pentatonic)”

Bắt đầu từ âm Eb, xây dựng thang âm theo quãng...

Trưởng hòa thanh: Hạ bậc VI xuống quãng 2t

Trưởng giai điệu: Hạ bậc VI, VII xuống quãng 2t khi chạy “chiều đi xuống”.

...từ đó, bớt âm đi thành “ngũ cung (Pentatonic)”.

Bắt đầu từ âm F#, xây dựng thang âm theo quãng...
Trưởng hòa thanh: Hạ bậc VI xuống quãng 2t
Trưởng giai điệu: Hạ bậc VI, VII xuống quãng 2t khi chạy “chiều đi xuống”.

...từ đó, bớt âm đi thành “ngũ cung (Pentatonic)”.



+ Ở trên là 3 VD về thang âm trưởng, bắt đầu từ âm bất kỳ. Star Music Hà Đông sử dụng dấu hóa bất thường để khẳng định tương quan các quãng... còn thực tế thì sẽ là “bộ dấu hóa theo khóa”.

+ Thang Pentatonic ở đây tôi chỉ rõ về các bậc (số la mã) để xác định “bậc bị bớt đi từ thang trưởng tự nhiên”..., cũng như thể hiện tương quan quãng... Theo Lý thuyết thì người ta gọi tên Cung, Thương, Dốc, Trủy, Vũ..., cũng là “nguyên lý (Bậc, quãng)” như trên.

- Các VD về Thang âm thứ tự nhiên, thứ hòa thanh, thứ giai điệu. Xem lại phần “Khóa” và “bộ dấu hóa” ở trên. Tính toán từ “Thang âm trưởng” ở trên theo QUÃNG của “thang âm thứ”... Thang âm thứ Hòa thanh, thứ giai điệu hạ bậc “q2” như trên, ngũ cung bớt bậc như trên.

- Nếu ko muốn nhớ cả hai công thức về quãng... Thì có thể xác định bằng các phím trắng trên đàn Piano, chỉ cần một cái ảnh phím Piano hoặc:

+ Bảng ký hiệu bằng chữ: C 2T D 2T E 2t F 2T G 2T A 2T B 2t C 2T D 2T E 2t F 2T G 2T A... Khi đó:

+ Tính quãng từ âm C dưới lên từng bước đến âm C trên → ta sẽ có thứ tự của các "q2" cho "thang âm trưởng"

+ Tính quãng từ âm A dưới đến âm A trên → ta sẽ có thứ tự "q2" cho "thang âm thứ".

TÓM LẠI: Bản chất của thang âm là sự xắp sếp các âm theo các quãng... Tất cả mọi thứ khác "trên thị trường...", có liên quan đến "Thang âm" đều chỉ là "cách để tính toán", nghĩa là ko cần nhớ → khi giá trị "quãng" trong thứ tự đó thay đổi thì tạo thành THANG ÂM KHÁC.

- Với những người đã học CƠ BẢN về "Ký sướng âm" thì đều có thể nhớ rõ ràng trong đầu âm thanh của tương quan giữa "q2T" và "q2t", nhớ tương quan "thang âm Trưởng tự nhiên" với "thang âm Thứ tự nhiên" đến mức "nghe âm thanh của một nốt nhạc (thường thì được coi là Bậc I - Âm chủ hay chủ âm)" → có thể đọc ra được những âm thanh "liền kề" trong "thang âm trưởng/thứ tự nhiên" và những "hợp âm cơ bản" được xây dựng dựa trên thang âm đó... TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI, CHƯA ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU KIỆN TRÊN THÌ HÃY TỰ SỬA MÌNH HOẶC OUT RA KHỎI NGÀNH ÂM NHẠC.

- VỀ HỆ THỐNG CÁC THANG ÂM TRƯỞNG/THỨ TỰ NHIÊN: Với mỗi nốt nhạc được lấy làm Âm chủ thì ta sẽ có một thang âm trưởng tự nhiên, một thang âm thứ tự nhiên → trưởng/thứ hòa thanh và trưởng/thứ giai điệu. Và vài hợp âm cơ bản (như nội dung về Hợp âm ở phần trên). Ít nhất là có 12 nốt nhạc → tạm tính là 12*2, ta sẽ có "24 thang âm trưởng/thứ tự nhiên"... Sẽ có một vài thang âm "TRÙNG ÂM" nhau, số lượng thực sẽ ít đi do lựa chọn thang âm nào "rõ ràng, khó gây nhầm lẫn trong quá trình sử dụng..."... trong những thang âm TRÙNG ÂM với nhau.

+ VD: Bắt đầu lấy âm chủ là D#, gán các thứ tự quãng 2 của thang âm trưởng vào để có "thang âm D# trưởng", ta sẽ có thang âm như sau, lưu ý rằng về mặt SỐ LƯỢNG thì thang âm trưởng bắt đầu từ âm chủ D phải có thứ tự cố định là "D E F G A B C và D", khi đó mặt CHẤT LƯỢNG (thêm dấu hóa) mới đồng nghĩa với "thang âm trưởng tự nhiên"... mới là: D# 2T E# 2T Fx 2t G# 2T A# 2T B# 2T Cx và 2t D#..., rõ ràng ở đây, có 2 nốt "thăng kép" trở thành rất loằng ngoằng... TRÙNG ÂM với D# là Eb, cho nên Lý thuyết mới "KHÔNG DÙNG THANG ÂM D# TRƯỞNG MÀ THAY VÀO ĐÓ LÀ Eb TRƯỞNG"..., sẽ bắt đầu từ nốt Eb, gắn thứ tự quãng hai vào... và SỐ LƯỢNG LÀ E F G A B C D E, CHẤT LƯỢNG thành Eb 2T F 2T G 2t Ab 2T Bb 2T C 2T D 2t Eb → đưa ra được một "bộ dấu hóa giáng ở các nốt B, E, A"...

* Ta có "15 cặp giọng trưởng/thứ", tương đương với "một cặp giọng C trưởng/A thứ, ko có dâu hóa", "7 bộ dấu hóa THĂNG" và "7 bộ dấu hóa GIÁNG".

* Gọi là "cặp giọng trưởng/thứ" bởi vì với "mỗi bộ dấu hóa THĂNG hoặc bộ dấu hóa GIÁNG", ta sẽ có "một thang âm Trưởng" và "một thang âm Thứ" song song.

- Tất cả mọi "thứ khác" trên thị trường..., đều chỉ là PHƯƠNG PHÁP TÍNH, nghĩa là KHÔNG PHẢI HỌC GẠO để NHỚ CHO HẾT: "Bộ dấu hóa nào thì là thang âm nào...???...". VD như 2 cách nhớ sau đây:

+ Cách nhớ thứ nhất: Bộ dấu hóa THĂNG  text-align:=
● Giọng có 3 dấu hóa Thăng trong BỘ DẤU nghĩa là 3 dấu F C G → "dấu Thăng CUỐI (TRONG BỘ DẤU) là ở nốt G#. Nâng nốt G# lên một q 2t thành nốt A → đây là giọng (thang âm) A trưởng (ký hiệu A). Hạ nốt A xuống một q 3t thành nốt F# → giọng thứ song song là giọng F# thứ (Ký hiệu F#m).

● Giọng có 7 dấu hóa Thăng trong BỘ DẤU nghĩa là 7 dấu F C G D A E B → "dấu Thăng CUỐI (TRONG BỘ DẤU) là ở nốt B#. Nâng nốt B# lên một q 2t thành nốt C# → đây là giọng (thang âm) C# trưởng (ký hiệu C#). Hạ nốt B# xuống một q 3t thành nốt A# → giọng thứ song song là giọng A# thứ (Ký hiệu A#m)

- Các dấu hóa Giáng tiếp theo (thứ 2 trở đi) sẽ TÍNH như sau: Lấy dấu Giáng CẬN CUỐI (TRONG BỘ DẤU) làm Nốt chủ của thang âm trưởng (nốt chủ của giọng trưởng)..., nốt chủ của giọng trưởng lùi xuống một q 3t ra nốt chủ của giọng thứ song song (chính là điều cần nhớ đầu tiên - ở trên). VD...

● Giọng có 5 dấu hóa Giáng trong BỘ DẤU nghĩa là 5 dấu B E A D G → "dấu Giáng CẬN CUỐI (TRONG BỘ DẤU) là ở nốt Db → đây là giọng (thang âm) Db trưởng (ký hiệu Db). Hạ nốt Db xuống một q 3t thành nốt Bb → giọng thứ song song là giọng Bb thứ (Ký hiệu Bbm).

● Giọng có 3 dấu hóa Giáng trong BỘ DẤU nghĩa là 3 dấu B E A → "dấu Giáng CẬN CUỐI (TRONG BỘ DẤU) là ở nốt Eb → đây là giọng (thang âm) Eb trưởng (ký hiệu Eb). Hạ nốt Eb xuống một q 3t thành nốt C → giọng thứ song song là giọng C thứ (Ký hiệu Cm).

● Giọng có 7 dấu hóa Giáng trong BỘ DẤU nghĩa là 7 dấu B E A D G C F → "dấu Giáng CẬN CUỐI (TRONG BỘ DẤU) là ở nốt Cb → đây là giọng (thang âm) Cb trưởng (ký hiệu Cb). Hạ nốt Cb xuống một q 3t thành nốt Ab → giọng thứ song song là giọng Ab thứ (Ký hiệu Ab)

- Cách nhớ thứ hai: Đây là một cái sơ đồ... Ko có gì để suy luận...


Vậy là Star Music Hà Đông đã gửi đến các bạn phần chia sẻ nhạc lý cơ bản dành cho Piano và Organ. Tuy chưa thật đầy đủ nhưng mong một số kiến thức đó sẽ đem đến cho các bạn những hiểu biết nhất định và giúp các bạn tốt hơn trong việc theo đuổi chuyên ngành âm nhạc.
 

>> Nhạc lý cơ bản cho Piano và Organ P.1

>> Nhạc lý cơ bản cho Piano và Organ P.2

TRUNG TÂM NGHỆ THUẬT STAR MUSIC HÀ ĐÔNG

Dạy Piano & Organ Trẻ Em  | Người Lớn (Thanh TN) | GV mầm non | Luyện thi ĐH, CĐ | Đào tạo thanh nhạc
 

Star Music Hà Đông: Hotline: 0977 552 319 - 0916 582 661

Cơ sở 1: P1508 - tòa nhà A3 - CC Học Viện Quân Y - Tổ 7 & 8 Phúc La - đường Phùng Hưng - quận Hà Đông - Hà Nội

Cơ sở 2: Tầng 3 - Trường mầm non Búp Sen Hồng - Tổ 9 - phường Mỗ Lao - quận Hà Đông - Hà Nội

Cơ sở 3: Trường mầm non KANGURU (Đối diện cổng trường cấp 2 Văn Yên) - Lô 2B - TT3 - KĐT Văn Quán - Hà Đông

Star Music Linh Đàm: Hotline - 0943 394 393

Cở Sở 4: P1410 - tầng 14 - tòa nhà HH3C - KĐT  Linh Đàm - quận Hoàng Mai - Hà Nội

Website: http://starmusic.edu.vn 

Email: starmusichadong@gmail.com