Vì sao lại chọn Piano cổ điển làm bộ môn nghệ thuật cơ sở cho con?

Vì sao lại chọn Piano cổ điển làm bộ môn nghệ thuật cơ sở cho con?

 

(1) Vì sao lại chọn piano cổ điển làm bộ môn nghệ thuật cơ sở cho con?;

(2) Con có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh không?;

(3) Vì sao trong giới nghệ thuật hay đề cao yếu tố “con nhà nòi”? ;

(4) Bạn có kỳ vọng cho con học chuyên nghiệp không?;

(5) Bạn đã có hiểu biết gì về bộ môn này và hiểu gì về phẩm chất chuyên môn (phẩm chất nghệ sĩ) của những nghệ sĩ – thầy giáo Piano cổ điển?;

(6) Vì sao rất nhiều gia đình cho con đi học piano nhưng dự án đã nhanh chóng đi tới phá sản?

Câu hỏi 1:  Vì sao lại chọn Piano cổ điển làm bộ môn nghệ thuật cơ sở cho con?
 
Trả lời:

- Từ những nghiên cứu khoa học đã chứng minh, sự thuần thục và hoàn chỉnh trong quá trình phát triển của hai bán cầu đại não người có liên quan chặt chẽ với hoạt động của hai tay: Bán cầu đại não phải - chủ về tư duy hình tượng, tính toàn vẹn, khái quát, tư duy hình ảnh, nghệ thuật, ngôn ngữ … có liên quan đến sự thuần thục của tay trái; Bán cầu đại não trái - chủ về dạng tư duy logic, tư duy phân tích, tuyến tính, toán học, khoa học, siêu hình… có liên quan mật thiết đến sự thuần thục của tay phải!
 
- Trong quá trình tiến hóa của xã hội văn minh loài người, xu hướng sử dụng nhiều hơn tay phải trong mọi hoạt động, thuận tay phải,đồng thời dẫn đến thực trạng các công cụ lao động, đồ vật được chế tạo, sản xuất phục vụ nhu cầu của con người đều dành cho người thuận tay phải. Thực tế này dẫn đến một hệ quả hiển nhiên là, bán cầu đại não trái được tập dượt nhiều hơn, thành thục hơn so với bán cầu đại não phải - bán cầu có liên quan mật thiết với hoạt động của tay trái.

 

Chọn Piano cổ điển làm bộ môn nghệ thuật cho con

Học piano cổ điển mang đến những lợi ích kép
 

- Từ hai hiểu biết khoa học trên, giúp bạn nhận ra rằng, luyện tập cùng chiếc đàn piano (dương cầm) là một giải pháp tuyệt vời để giúp đứa trẻ cân bằng lại sự thuần thục của hai bán cầu đại não, khi tuổi não bộ vừa phát triển trọn vẹn (cả về thể tích, chất lượng và trọng lượng theo như khoa học đã chứng minh) ấy là lúc trẻ tròn 4 tuổi. Vì sao vậy? Vì piano là nhạc cụ đòi hỏi người tập luyện phải sử dụng hai bàn tay cân bằng ; mỗi ngón tay đảm nhiệm những nhiệm vụ và các phím khác nhau, nhưng nhìn chung, chúng đều phải làm việc ngang nhau về cường độ, độ khéo léo cũng như độ nhanh nhậy… Điều đó, mang tới một giá trị/ một hiệu ứng kép, đó là rèn luyện cho hai bán cầu đại não của trẻ sự thuần thục tương đương, không bị thiên lệch, giúp trẻ dần sở hữu một não bộ tư- duy- cân- phương hoàn hảo và hài hòa nhất của bản thể. Đặc biệt, điều này rất rõ ràng khi trẻ luyện bộ Bình quân luật (Fuga và Prelude) của nhà soạn nhạc J.Bach và các bài luyện ngón etude

 -  Nếu bạn đã từng nghe nói rằng “hình tượng âm nhạc của tác phẩm…” là một cụm từ quen thuộc khi bình luận về một tác phẩm âm nhạc cổ điển - bác học nào đó, thì dường như, bạn đã nhận ra sự liên quan (hay tính phụ thuộc, kết nối lẫn nhau) giữa âm nhạc bác học với hội họa, văn học, điêu khắc… vân vân, tức là sự giao thoa giữa các loại hình nghệ thuật khác với nhau là khá rõ nét.

 - Tuy nhiên, bạn khó lòng nhận ra mối liên hệ khăng khít giữa Âm nhạc hàn lâm bác học với toán học, và giữa hai lĩnh vực này có sự tương hỗ kỳ diệu khiến bạn phải kinh ngạc!

 - Nếu trong toán học cơ sở, gồm có 9 chữ số tự nhiên từ 0 đến 9; và từ 9 chữ số đó sẽ là một vũ trụ thiên biến vạn hóa các giá trị hoàn toàn khác nhau. Ví dụ: số 1 và số 2 đứng cạnh nhau, nhưng chỉ cần hoán đổi vị trí, thì giá trị của chúng là hoàn toàn khác nhau. Âm nhạc bác học – cổ điển cũng vậy: chỉ từ 7 nốt nhạc cơ bản: Đồ – Rê - Mi – Pha – Son – La – Si phối hợp với dấu thăng giáng đi kèm… đã mang tới cho nhân loại một vũ trụ bao la những giai điệu, những tác phẩm đồ sộ hoàn toàn khác nhau, điển hình là tác phẩm của các thiên tài: L. van Beethoven ; Mozart; Haydn, J. Bach…

 - Điều này cho bạn gợi ý: khác với ngôn ngữ, bạn có thể dựa vào văn cảnh, câu đứng trước, câu đứng sau… thậm chí dựa vào cả bài viết, bài nói … để đoán biết một từ bạn vừa nghe thoáng qua, mà 99% là đoán đúng!

 - Ngược lại, trong toán học và âm nhạc cổ điển, bạn không được phép tư duy kiểu “hình tượng/hình ảnh” như thế! Bạn phải tập trung cao độ để nhận thấy sự khác biệt, hoán đổi vị trí của con số (trong toán học) hay nốt nhạc (trong âm nhạc) để nắm bắt và tin chắc chúng “mang – giá - trị” nào, chứ không thể phỏng đoán và dùng phép loại trừ như cách tìm giá trị của từ ngữ!
 
- Như vậy, cả toán học và âm nhạc bác học đều yêu cầu một dạng phẩm chất trong tư duy, đó là: tính tập trung cao độ; tính thực tế khách quan, không áp đặt chủ quan; tính kỷ luật tuyệt đối trong nghiên cứu/tìm tòi và khổ luyện!
 
- Hiểu biết khoa học này rất thuyết phục khi mình biết rằng, có nhiều nhà toán học/khoa học lừng danh thế giới, đồng thời là nhà soạn nhạc và là pianist rất “chuyên nghiệp” như:Pythagoras - Triết gia người Hy Lạp/nhà toán học/nhạc sĩ, pianist Albert Einstein – nhà vật lý họct/ pianist và violin Enrico Fermi – nhà vật lý học/chơi piano Richard Feynman – nhà vật lý học/hoạ sĩ Werner Von Braun – nhà khoa học tên lửa/chơi piano và cello Edward Teller - nhà vật lý học/Pianist Arthur Schawlow - nhà vật lý học /chơi kèn clarinet Albert Schweitzer - bác sĩ/ pianist và chơi organ nổi tiếng thế giới đặc biệt, ông chơi những tác phẩm của J. Bach rất hay. Gerald Edelman - Nobel sinh học/chơi violinvà danh sách này còn kéo dài nữa, nếu bạn quan tâm tìm hiểu!

 

Bộ môn Piano cổ điển

Bộ môn nghệ thuật Piano cổ điển



KẾT LUẬN: Như vậy, bạn đã tìm được lời đáp thỏa đáng cho câu hỏi (1) Vì sao lại chọn piano cổ điển làm bộ môn nghệ thuật cơ sở cho con? Cơ bản, học piano cổ điển mang đến những lợi ích kép tuyệt vời, nó chứng minh cho triết lý giáo dục: “Học để tăng cường tố chất!”,

Bao gồm:

 + Giúp hai bán cầu đại não của trẻ phát triển hoàn chỉnh thuần thục, cân phương

 + Giúp trẻ trau dồi phẩm chất nghệ thuật – nhân văn (âm nhạc bác học với hội họa, văn học, điêu khắc… trong sự giao thoa giữa các loại hình nghệ thuật)

 + Giúp trẻ rèn luyện những phẩm chất trong tư duy vô cùng quan trọng để học toán và các lĩnh vực khoa học - nghệ thuật sâu rộng khác, đó là: tính tập trung cao độ; tính tôn trọng thực tế khách quan, không áp đặt chủ quan; tính kỷ luật tuyệt đối trong nghiên cứu/tìm tòi và khổ luyện!

 

TRUNG TÂM NGHỆ THUẬT STAR MUSIC HÀ ĐÔNG

Dạy Piano & Organ Trẻ Em  | Người Lớn (Thanh TN) | GV mầm non | Luyện thi ĐH, CĐ | Đào tạo thanh nhạc
 

Star Music Hà Đông: Hotline: 0977 552 319 - 0916 582 661

Cơ sở 1: P1508 - tòa nhà A3 - CC Học Viện Quân Y - Tổ 7 & 8 Phúc La - đường Phùng Hưng - quận Hà Đông - Hà Nội

Cơ sở 2: Tầng 3 - Trường mầm non Búp Sen Hồng - Tổ 9 - phường Mỗ Lao - quận Hà Đông - Hà Nội

Cơ sở 3: Trường mầm non KANGURU (Đối diện cổng trường cấp 2 Văn Yên) - Lô 2B - TT3 - KĐT Văn Quán - Hà Đông

Star Music Linh Đàm: Hotline - 0943 394 393

Cở Sở 4: P1410 - tầng 14 - tòa nhà HH3C - KĐT  Linh Đàm - quận Hoàng Mai - Hà Nội

Website: http://starmusic.edu.vn 

Email: starmusichadong@gmail.com